Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Nhân viên mua hàng có tham gia trong việc kiểm đếm khi nhận hàng tại kho hay không?

QUẢN LÝ MUA HÀNG HỎI
Chị ơi em muốn hỏi chị mấy vấn đề liên quan tới quy trình mua hàng và quản lý kho
Cty e chỉ có 1 chị qly kho
Mà lại còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác (công nợ)
Trình độ hạn chế
Trong quy trình mua hàng hiện giờ, nv mua hàng thông báo về thời gian và số lượng, mã hàng sẽ về cho kho trc 3 ngày
Khi hàng về, mua hàng phải kiểm số lượng, chất lượng với kĩ thuật
Ok thì kho mới nhập hàng, ko thì thôi
Nhưng e thấy vô lí là tại sao mua hàng lại join vào việc kiểm tra này
Vì e làm việc ở một số cty, tất cả là kho kiểm tra, sau đó báo lại kqua cho mua hàng để xử lí với ncc nếu có vấn đề
Chị giúp em vấn đề này với

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRẢ LỜI: 
MS TRẦN THỊ HẠNH MAI
5 năm kinh nghiệm kiểm soát chuỗi cung ứng
2 năm nghiên cứu chuyên sâu kiểm soát chuỗi cung ứng
Cần tư vấn về kiểm soát chuỗi cung ứng, vui lòng liên hệ:
+84 986 970 683 - 903 160 838 

supplychaincontrolclub@gmail.com 

Đọc trường hợp của bạn mình thấy bạn đang lúng túng trong việc:
-         Chưa rõ nhiệm vụ quản lý kho hàng
-         Chưa phân rõ trách nhiệm công việc của bộ phận kho hàng và bộ phận mua hàng

Mối quan hệ giữa kho hàng và mua hàng trong doanh nghiệp như thế nào là công việc của quản lý chuỗi cung ứng, nó phụ thuộc vào:
-         Mức độ tích hợp chuỗi cung ứng trong công ty bạn
-         Sự phát triển công nghệ thông tin
-         Tính minh bạch và đạo đức mua hàng và kho hàng
-         Cơ chế kiểm soát nội bộ
Vì mình chưa hiểu rõ môi trường doanh nghiệp bạn nên mình cũng không thể đưa ra nhận định sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm như bạn mô tả có phù hợp hay không.

Còn đứng ở phía kiểm soát chuỗi cung ứng thì bên bạn mình thấy có các rủi ro nổi bật vi phạm cơ chế kiểm soát: kho hàng tham gia vào quá trình công nợ thì có trường hợp là kho hàng sẽ bắt tay với nhà cung cấp để kê khống hoặc hợp thức hóa số lượng hàng trong kho, đây có thể là một kẽ hở cho gian lận. Kho hàng nên chỉ quản lý về mặt hàng hóa, không nên liên quan đến tài chính.


Vấn đề khi hàng về kho, “mua hàng kiểm số lượng, chất lượng và kỹ thuật”. Cái này hoàn toàn không vô lý, vì trong một nhu cầu mua hàng, đội mua hàng liên chức năng (cross functional team) bao gồm một nhóm người được thành lập từ nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo kiểm soát được nguồn hàng chặt chẽ. Cụ thể về nhiệm vụ của mỗi người trong đội cross functional team tham gia vào quá trình nhận hàng này mình xin đề cập trong một bài viết khác. Bạn chờ đọc nhé. Xin lỗi vì mình cũng khá bận rộn nên để viết ra thì mất nhiều thời gian, bạn có thể liên hệ điện thoại hay mạng xã hội cho nhanh ạ


QUẢN LÝ MUA HÀNG TRẢ LỜI: MR VĂN ANH

1. Trách nhiệm kiểm hàng khi hàng về tới công ty là của bộ phận nào? Của kho hay của mua hàng?
+ Trách nhiệm kiểm hàng về chất lượng là bộ phận QC, nếu không có QC bộ phận kỹ thuật phải thực hiện.

+ Trách nhiệm kiểm hàng về số lượng, bộ phận kho phải thực hiện và xác nhận bằng văn bản gửi cho bộ phận mua hàng. Bộ phận mua hàng chỉ có thể kiểm cùng, không được kiểm độc lập. Nếu kiểm độc lập thì “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
2. Khi kiểm hàng, với những lô hàng có số lượng lớn trên một model, nếu kiểm tra xác suất pass nhưng khi kiểm 100% mới phát hiện thiếu hàng, hàng tổn thất và nhà cung cấp không đồng ý đổi hàng do thời gian đã qua quá lâu thì trách nhiệm thuộc về bộ phận nào?
Nguyên tắc kiểm hàng khi hàng về như sau, khi công hàng nguyên kiện (container) thì kiểm xác suất 10%-20%.
Hàng không nguyên kiện (container), kiểm 100%.
Tuy nhiên hàng bên bạn là hàng điện tử có giá trị lớn, nên tiến hành kiểm 100%.
Thêm nữa, nếu đơn hàng có sự thiếu hụt thường xuyên, cần đàm phán với nhà cung cấp và tăng thời hạn trong điều khoản kháng nghị về thiếu hàng, đồng thời đàm phán điều kiện thanh toán bên mua sẽ thanh toán 10% hoặc 5% giá trị đơn hàng trong khoảng thời gian kháng nghị thiếu hàng.
Trong trường hợp này bạn nói thời gian lâu là bao nhiêu? Bộ phận kho có trách nhiệm tiến hàng kiểm kê kho hàng tháng và hàng quí, thậm trí hàng tuần và hàng ngày và làm báo cáo, nếu có bất thường phải thông báo ngay cho lãnh đạo và bộ phận liên quan xử lý. Nếu thiếu hụt quá lâu, chắc chắn bộ phận kho phải chịu trách nhiệm.
3. Việc mua hàng đã bàn giao thông tin lô hàng cho kho mà vẫn phải nhận đủ số lượng hàng rồi mới bàn giao là đúng hay sai?
Nhận hàng và xác nhận số lượng thuộc về bộ phận kho và và xác nhận chất lượng thuộc về bộ phân QC (hoặc bộ phận kỹ thuật) cho mỗi đơn hàng.
Bộ phận mua hàng phải chịu trách nhiệm đàm phán và xử lý với nhà cung cấp khi đơn hàng có vấn đề về số lượng và chất lượng.
Để đảm bảo an toàn cho công ty cũng như bộ phận mua hàng, trong hợp đồng với nhà cung cấp cần qui định rõ điều khoản về nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà cung cấp trog trường hợp xảy ra thiếu hàng, lỗi hàng. Bên cạnh đó phòng mua hàng cũng nên có nhà cung cấp dự phòng trong nước có thể cung cấp hàng kịp thời khi xảy ra thiếu hụt. **Mình có vài ý kiến vậy nhé, nếu có cần hỏi gì thêm thì liên hệ. Tuy nhiên để đảm bảo công việc hiệu quả, bên bạn cần xây dựng quy trình, nêu rõ trách nhiệm của từng bộ phận thì sẽ hiệu quả hơn.

----
Để nhận được kiến thức mua hàng hàng và tham giao lưu với quản lý mua hàng. Hãy đăng ký tham gia CLB KIỂM SOÁT MUA HÀNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:
http://goo.gl/forms/lQqAhGz8aO


----

KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://control.edu.vn
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:

CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):    
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ hoạch định của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ tổ chức của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ lãnh đạo của quản lý):
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng): 
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự): 
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ): 
Blog (học bổng kiểm soát):

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Nhân viên mua hàng không muốn đi khảo sát nhà cung cấp

QUẢN LÝ MUA HÀNG HỎI
Quản lý mua hàng nhận được yêu cầu của phòng kỹ thuật là phải mua máy cho một dây truyền mới, quản lý mua hàng điều nhân viên mua hàng đi tới một Viện nghiên cứu để tìm hiểu thiết bị mới và tới tham khảo một nhà máy khác đã từng sử dụng thiết bị này rồi, nhưng nhân viên mua hàng nói không cần thiết, chỉ bộ phận kỹ thuật đi được rồi. Nhân viên này mới vào làm và là cháu của tổng giám đốc.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRẢ LỜI: MS TRẦN THỊ HẠNH MAI
Một trong những sai lầm lớn nhất của quản lý là hay ép buộc nhân viên của mình tuân thủ yêu cầu, họ thường mang “quyền lực cưỡng chế” (1) ra để ép buộc nhân viên vâng lời. Tất nhiên là cách này cũng mang lại hiệu quả nhưng không cao mà hay gặp kháng cự từ nhân viên.
Trong khi giao việc bạn có thể áp dụng kỹ thuật 5W1H (why, what, when, who, where, và how). Nghĩa là trước tiên giao việc cho nhân viên bạn nên giải thích tại sao (why) họ phải làm công việc đó hay tầm quan trọng khi phải thực hiện công việc đó. Nếu họ không hợp tác thì có thể hỏi họ tại sao họ không muốn tham gia. Chúng ta loại bỏ những nguyên nhân từ phía cá nhân nhân viên của bạn, chỉ xét trên nhiệm vụ công việc, mình giả dụ 2 nguyên nhân sau:

NGUYÊN NHÂN 1: không hiểu được vai trò của phòng mua hàng trong một thương vụ
Trường hợp nhân viên mua hàng chưa hiểu được công việc, trách nhiệm của phòng mua hàng khi tham gia vào thương vụ. Trước kia phòng kỹ thuật, phòng R&D và quản lý cấp cao tham gia vào việc mua hàng, nhưng trong lịch sử tiến hóa mua hàng (2) thì những người thu mua chuyên biệt bắt đầu xuất hiện. Nhưng không có nghĩa là họ mua hàng độc lập mà mua hàng là một quá trình tham gia của nhiều phòng ban khác nhau. Vì sao cần phòng mua hàng tham gia? Ta thử xem mỗi phòng ban chức năng có nhiệm vụ như thế nào trong việc mua hàng:
-          Phòng R&D xác định cơ bản định hướng việc mua hàng vì họ đưa ra ý tưởng cho một sản phẩm/dịch vụ mới…
-          Những người làm kỹ thuật họ chỉ có chuyên môn về  các thông số kỹ thuật, quy cách, chủng loại, chất lượng cần thiết cho việc mua hàng…
-          Kế toán thì thanh toán tiền và có thể thẩm định tình hình tài chính của nhà cung cấp xem họ có rủi ro gì không, nếu rủi ro tài chính có thể dẫn đến hoạt động cung cấp hàng bị gián đoạn hoặc đứng lại…
-          Vậy thì dường như thế là đủ, cần gì phòng mua hàng? Những kiến thức và kỹ năng mà phòng mua hàng tham gia một thương vụ mua bán như sau: những hiểu biết và tìm nhiều nguồn hàng phong phú, khả năng đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, khả năng đàm phán để đạt được mức giá mục tiêu, xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp để được nguồn hàng ổn định, lâu dài

NGUYÊN NHÂN 2: Không biết làm gì để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Cũng có thể do nhân viên của bạn chưa đủ tự tin cho một chuyến tham quan nhà cung cấp, vì vậy bạn nên hướng dẫn nhân viên của mình cụ thể những công việc khi đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp mới phải làm những công việc gì. Đào tạo họ quy trình và những kỹ năng đàm phán cần thiết, cung cấp cho họ những biểu mẫu liên quan, thông tin cụ thể của nhà cung cấp…vv

Nếu bạn đã giải thích và hướng dẫn công việc mà nhân viên của bạn vẫn từ chối bởi những người con cháu của các quản lý cấp cao trong công ty họ thường có tâm lý "hội chứng người quan trọng". Vì họ nghĩ họ có mối quan hệ thân quen nên thường ít tôn trọng quản lý trực tiếp, họ không bị đe dọa nhiều của áp lực lương hay đuổi việc, thắng tiến. Trong trường hợp này bạn nên 

VĂN BẢN HÓA NHIỆM VỤ TRONG QUY TRÌNH MUA HÀNG: văn bản hóa rõ ràng TRÁCH NHIỆM CỦA PHÒNG THU MUA trong  QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP, khi đó nhân viên bắt buộc phải tuân thủ, nếu họ không tuân thủ thì sẽ đánh giá vào thành tích làm việc. Nếu nhiều lần chống đối thực hiện thì có thể đưa vào KPI. Đồng thời bạn nên trình bày với cấp trên để gia tăng thêm quyền lực lãnh đạo cho bạn để đảm bảo tiến độ công việc.
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỘ CROSS- FUNCTIONAL TEAM: quy định rõ trong những trường hợp mua loại hàng nào với giá trị bao nhiêu thì phải có đội liên chức năng giữa các phòng ban tham gia vào thương vụ. Ví dụ mỗi phòng ban liên quan cử ra 1 người vào 

Cross-functional team


(1) đọc thêm 5 loại quyền lực của lãnh đạo vui lòng vào đường link sau để đọc:
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com/2016/08/5-loai-quyen-luc-cua-lanh-ao.html

(2) đọc thêm về lịch sử tiến hóa ngành mua hàng ở blog này: http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com/2016/04/150-nam-tien-hoa-cua-nganh-mua-hang.html

(3) đọc thêm về cross - functional team trong mua hàng vui lòng vào đường link sau:
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
----
Để nhận được kiến thức mua hàng hàng và tham giao lưu với quản lý mua hàng. Hãy đăng ký tham gia CLB KIỂM SOÁT MUA HÀNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:
http://goo.gl/forms/lQqAhGz8aO



Ms Trần Thị Hạnh Mai 
Trưởng R&D, chủ tịch CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC

----

KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://control.edu.vn
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:

CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):    
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ hoạch định của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ tổ chức của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ lãnh đạo của quản lý):
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng): 
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự): 
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ): 
Blog (học bổng kiểm soát):


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Làm sao để quản lý tối ưu kho hàng?

HỎI

Mrs D (quản lý mua hàng) hỏi: muốn quản lý kho hàng một cách tối ưu thì giải pháp là gì?

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRẢ LỜI: MS TRẦN THỊ HẠNH MAI

Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng 5 mô hình quản lý tồn kho sau:
-          Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ−Economic Order Quantity)
-          Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ−Prodution Order Quantity)
-          Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM - quantity discount model): Mô hình EOQ, POQ với chiết khấu theo số lượng
-          Ứng dụng mô hình phân tích biên tế để xác định lượng dự trữ tối thiểu.
-         Mô hình dự trữ thiếu (BOQ - Back Order Quantity Model)


Bạn có thể vào đường link sau để hiểu rõ cách tính của những mô hình đó, trang 141 -146.


Đây cũng sẽ là một chủ đề chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn các chuyên gia, có kết quả chúng tôi sẽ báo lại cho bạn sau.

Ms Trần Thị Hạnh Mai
CFA, KIỂM SOÁT NỘI BỘTrưởng R&D, 
Phòng R&D
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC

----
Để nhận được các bài nghiên cứu về MUA HÀNG hàng tuần và tham gia họp mặt trao đổi chia sẻ kinh nghiệm mua hàng. Hãy đăng ký tham gia CLB KIỂM SOÁT CHUỖI CUNG ỨNG hoàn toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/lQqAhGz8aO


Ms Trần Thị Hạnh Mai 
Trưởng R&D, chủ tịch CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC

----

KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://control.edu.vn
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:

CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):    
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ hoạch định của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ tổ chức của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ lãnh đạo của quản lý):
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng): 
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự): 
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ): 
Blog (học bổng kiểm soát):