hiện nay em đang làm 1 case mua hàng cho 1 dự án căn hộ. Bên em đang tìm kiếm 1 ncc bán các mặt hàng thiết bị tập gym. Em muốn hỏi chị nếu muốn ncc cân nhắc giảm giá cho mình thì nên lấy lý do gì và nên dùng từ ntn để có lợi cho mình nhất ạ.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRẢ LỜI:
MS TRẦN THỊ HẠNH MAI
5 năm kinh nghiệm kiểm soát chuỗi cung ứng
2 năm nghiên cứu chuyên sâu kiểm soát chuỗi cung ứng
Cần tư vấn về kiểm soát chuỗi cung ứng, vui lòng liên hệ:
+84 986 970 683 - 903 160 838
supplychaincontrolclub@gmail.com
1. Em muốn hỏi chị nếu muốn ncc cân nhắc giảm giá cho mình thì nên lấy lý do gì?
Đàm phán với nhà cung cấp là bước 7 – bước cuối cùng trong quy trình ĐỊNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP.
Bước
1: Xác định nhu cầu lựa chọn nhà cung cấp
Bước
2: Xác định yêu cầu nguồn hàng chủ lực (then chốt)
Bước
3: Xác định chiến lược nguồn hàng
Bước
4: Xác định nguồn cung cấp tiềm năng
Bước
5: Giới hạn nhà cung cấp trong một cái hồ để lựa chọn (định giá sơ bộ)
Bước
6: Xác định phương pháp định giá nhà cung cấp
Bước
7: Lựa chọn nhà cung cấp để đạt được sự thỏa thuận
80-90% việc đàm phán ép giá thành công hay không là phụ thuộc
nhiều vào các bước thực hiện trước đó (như hình trên)
Bạn đang ở bước 5 và chuẩn bị chuyển sang bước 6. Mình
có vài lời khuyên thêm cho bạn:
Hàng
hóa bạn mua có phải là hàng hóa chủ lực không? (Bước 1 và 2)
Xác định loại hàng hóa dịch vụ cần mua tùy thuộc vào giá trị và sự phức tạp của hàng hóa và dịch vụ phải mua mà có sự nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng khác nhau. Nỗ lực này bao gồm: thời gian, chi phí, con người trong việc tìm kiếm nguồn hàng và định giá lựa chọn nhà cung cấp. Bạn đang đề cập đến giá chỉ là một phần nhỏ trong chi phí mua hàng. Nên hiểu đàm phán với nhà cung cấp là đàm phán về chi phí chứ không phải đơn thuần về giá. Vậy nên câu hỏi bạn nên đặt là làm thế nào để đàm phán giảm chi phí mua chứ không phải là đàm phán giảm giá?
Giải pháp là gì? Vì sản phẩm hàng hóa bạn mua là máy móc thiết bị nên có
giá trị lớn và cũng khá phức tạp về kỹ thuật chuyên môn. Nên đòi hỏi phải thành
lập một đội mua hàng liên chức năng (cross functional team) để cùng tham gia
vào việc mua hàng. Việc đội này tham gia vào quá trình đàm phán sẽ mang lại chiều sâu thông tin chuyên môn và cái nhìn đa chiều, giúp bạn có vị thế trong việc ép giá nhà cung cấp. Đội mua hàng liên chức năng này bao gồm: đại diện của phòng
kỹ thuật, phòng kế toán, phòng QAQC, phòng mua hàng, phòng dự án…vv Những thành
viên trong đội này có vai trò gì khi tham gia thì chúng tôi sẽ đề cập trong những
bài viết tiếp sau.
Lựa
chọn nhà cung cấp trong nước hay quốc tế? (Bước 3)
Nên tìm thêm các nguồn cung cấp quốc tế thay vì chỉ
các nguồn trong nước, vì như vậy bạn có cơ sở dữ liệu giá tham chiếu để đàm
phán các nhà trong nước giảm giá.
Nên
tìm số lượng bao nhiêu nhà cung cấp thì phù hợp cho việc định giá và lựa chọn
nhà cung cấp? (Bước 4)
Nếu hiện tại bạn tìm được vài chục nhà cung cấp thì liệu đã phù hợp? Có những công ty toàn cầu họ còn tìm kiếm vài trăm nhà cung cấp sau đó mới quyết định lựa chọn. Đặc biệt là những nhà mua hàng chuyên nghiệp của Hàn Quốc họ định mua thứ gì là họ "quần nát" thị trường đó, họ đi dò la nguồn hàng rất khủng khiếp. Vậy bao nhiêu nhà cung cấp phải tìm kiếm?
Việc đó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chiến lược nguồn hàng, loại hàng hóa dịch vụ công ty bạn mua,
Chiến lược nguồn hàng: nên dùng ma trận tìm nguồn hàng để biết nên tìm kiếm bao nhiêu nhà cung cấp thì phù hợp ứng với mỗi tình huống mua hàng. Vì vậy công ty bạn nên có một thống kê trung bình mỗi đơn hàng cần tìm kiếm bao nhiêu nhà cung cấp.
Sử
dụng mô hình định giá và lựa chọn nhà cung cấp nào trên thế giới? (bước 5 và bước
6: trong bước định giá sơ bộ)
Bạn nên đề ra các tiêu chí định giá và lựa chọn nhà
cung cấp. Sau đó chấm điểm và lựa chọn ra 3 nhà cung cấp có điểm số cao nhất để
trình cấp trên xét duyệt. Trên thế giới có rất nhiều mô hình chấm điểm các nhà
cung cấp, nếu bạn sử dụng cách nào thì có thể gọi điện hay email cho mình, mình
sẽ phân tích cách đó điểm mạnh và yếu điểm ra sao, vấn đề còn lại là do bạn quyết
định xem sử dụng mô hình nào.
2. nên dùng từ ntn để có lợi cho mình nhất ạ.
Trong khi đàm phán nhà cung cấp thì có rất nhiều kỹ
năng và công cụ.
Đầu tiên bạn nên xác đinh xem quyền lực của bạn
trong đàm phán với nhà cung cấp như thế nào?
Sau đó thì bạn phải xác định được nhà cung cấp định
đàm phán thuộc phong cách đàm phán nào?
Đề ra những điểm bạn sẽ nhượng bộ khi đàm phán?
Để biết sâu hơn bạn nên tham gia 2 khóa học sau
KIỂM SOÁT ĐỊNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP:
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
KIỂM SOÁT ĐÀM PHÁN MUA HÀNG TOÀN CẦU:
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://control.edu.vn
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Thư điện tử: internalcontrolvietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ hoạch định của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ tổ chức của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ lãnh đạo của quản lý):
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng):
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự):
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ):
Blog (học bổng kiểm soát):