Nhà cung cấp Trung Quốc có những nhà cung cấp rất uy tín, nhưng cũng nhiều nhà cung cấp đã ký cam kết tiêu chuẩn rồi, mà khi phát sinh không đảm bảo vấn đề trong cam kết họ không chịu chi phí phát sinh.
Vậy làm thế nào để thay đổi văn hóa và phong cách làm việc của người Trung Quốc?
KIỂM SOÁT TRẢ LỜI:
MS TRẦN
THỊ HẠNH MAI
5 năm
kinh nghiệm kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng
3 năm
nghiên cứu chuyên sâu kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng
Cần tư
vấn về kiểm soát chuỗi cung ứng, vui lòng liên hệ:
+84 986
970 683 - 903 160 838
supplychaincontrolclub@gmail.com
Người mua có thay đổi được văn hóa kinh doanh của quốc gia sở tại hay không?
Văn hóa kinh doanh của một dân tộc là một đặc tính bền
bỉ, nó được tích tụ từ hàng ngàn năm. Việc thay đổi là rất khó, nó chẳng khác
nào “dịch chuyển núi Phú Sỹ”…
Văn hóa kinh doanh chúng ta chỉ có thể cảm nhận, hiểu
để có chiến lược và chiến thuật trong mua hàng phù hợp với từng khu vực địa lý,
quốc gia.
Người mua có đủ quyền lực thay đổi được phương pháp làm việc của nhà cung cấp hay không?
Phong cách (phương pháp) làm việc của một quốc gia cũng mang tính đặc trưng trong từng thời kỳ lịch sử. Để có chiến lược, chiến thuật trong mua hàng phù hợp với từng quốc gia, người mua hàng chúng ta cũng phải hiểu quốc gia đó đang áp dụng mô hình quản lý nào, chiến lược, chiến thuật bán hàng của họ ra sao thì mới có đối sách phù hợp. Việc chúng ta là người mua, muốn điều chỉnh phương pháp làm việc của nhà cung cấp nước ngoài là một điều không dễ. Do đó chúng ta hãy xét xem có đủ quyền lực ảnh hưởng của người mua tới nhà cung cấp hay không:
-
Người mua hàng có chiếm khối lượng lớn trong tổng thể công suất mà nhà cung cấp có thể đáp ứng hay không?
-
Người mua hàng có sức mạnh tài chính hay không?
-
Người mua hàng có sở hữu công nghệ độc quyền, hiện đại hay không?…vv
Và để thay đổi phương pháp làm việc của nhà cung cấp
nếu người mua dùng phương pháp “top –
down” nghĩa là trong ngắn hạn (ít hơn 1 năm) thì chúng ta sẽ tốn nhiều nguồn
lực và kháng cự là có thể xảy ra. Còn nếu người mua dùng phương pháp “bottom – up” nghĩa là trong trung và dài hạn (từ 2 năm trở lên) thì chúng ta cần ít nguồn lực
hơn và cũng ít vấp phải kháng cự hơn.
Dùng phương pháp nào là tủy thuộc vào chiến lược của
người mua trong việc kiểm soát nhà cung cấp.
Đối phó với việc không tuân thủ cam kết tiêu chuẩn?
Trong 6 yếu huyệt để kiểm soát mua hàng. Vấn đề này liên quan đến:
-
Định giá và lựa chọn nhà cung cấp
-
Quản lý hiệu suất nhà cung cấp
Khi quản lý hiệu suất nhà cung cấp, chúng ta phát hiện
ra nhà cung cấp không tuân thủ các tiêu chuẩn
Trong kiểm soát có 2 phương pháp là “ngăn ngừa” và “dò
tìm”.
Hàng phòng thủ thứ nhất: ngăn ngừa (preventive)
Để “ngăn ngừa” nhà cung cấp không tuân thủ cam kết
chất lượng thì khi định giá và lựa chọn nhà cung cấp chúng ta phải định giá thật
kỹ lưỡng lịch sử cam kết chất lượng của nhà cung cấp trước đó. Khi thiết kế câu
hỏi định giá nhà cung cấp bạn nên đưa một số câu hỏi như sau:
Số ngày trung bình giao hàng trễ hạn trong năm trước
của nhà cung cấp?
Số sản phẩm lỗi, khuyến khuyết trong năm trước của
nhà cung cấp?..vv
Nhớ rằng yêu cầu cung cấp bằng chứng cho những câu hỏi
này là vô cùng quan trọng. Bằng chứng có chính xác và trung thực hay không thì
cần chúng ta có khả năng thẩm định lại thông tin mà nhà cung cấp đưa ra. Việc
xem xét kỹ lịch sử hiệu suất nhà cung cấp sẽ giúp chúng ta “loại ra khỏi cuộc
chơi” những nhà cung cấp không có uy tín trong cam kết tiêu chuẩn. Rõ ràng việc
này giúp chúng ta ngăn ngừa sớm và như vậy nhà cung cấp không cam kết chất lượng
ít có cơ hội xảy ra.
Hàng phòng thủ thứ hai: “dò tìm” (detective)
Cho dù chúng ta có “soi” xét kỹ lưỡng việc định giá
thì cũng có thể nhà cung cấp vẫn không cam kết tiêu chuẩn đề ra. Vậy thì việc
quản lý hiệu suất nhà cung cấp sau khi đàm phán phải được theo dõi định kỳ:
tháng, quý, năm. Nếu có xảy ra thì chỉ còn có thể là xử lý theo hợp đồng đã
ràng buộc trước đó. Đây là phương pháp “dò tìm”
(còn tiếp)
KIỂM SOÁT ĐỊNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP:
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
KIỂM SOÁT ĐÀM PHÁN MUA HÀNG TOÀN CẦU:
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://control.edu.vn
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Thư điện tử: internalcontrolvietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ hoạch định của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ tổ chức của quản lý):
Blog (chia sẻ kiểm soát nhiệm vụ lãnh đạo của quản lý):
http://leadingcontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng):
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự):
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ):
Blog (học bổng kiểm soát):