TẠI SAO NGƯỜI MUA HÀNG KHÔNG CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỦY TINH?
Trong trường
hợp sản phẩm mua hàng là thiết kế đặc thù hoặc số lượng thấp thì việc đặt hàng
với các nhà máy lớn là khó. Theo chân người mua hàng Hồ Chí Minh đi tìm nhà
cung cấp thủy tinh cho dòng sản phẩm nến đốt thủy tinh để phân phối trong nước
và xuất qua Châu Phi, họ có đi khảo sát các làng nghề phía Bắc thì làng nghề thủy
tinh chỉ còn lại một vài hộ gia đình nhỏ làm ống kim tiêm, gần như làng nghề xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội
(1) đã bị xóa tên vì cạnh tranh không được. Lý do giá thành cao và chất lượng kém.
Đến đây người mua hàng chỉ có 2 hướng để giải quyết: hoặc là nhập khẩu từ Trung
Quốc hoặc là tự đầu tư xây dựng mới. Hướng thứ nhất nếu cứ nhập thẳng từ Trung
Quốc về bán thì giá còn thấp hơn và chất lượng còn tốt hơn từ làng nghề sản xuất.
Hướng thứ hai: người mua hàng có hỏi là nếu giờ chúng tôi bỏ tiền ra đầu tư cho
các anh làm thì thế nào? Tính toán một hồi thấy công nghệ lỗi thời không thể chống
lại với sản xuất hàng loạt của công nghệ hiện đại, chi phí lương công nhân
cao...vv và nhiều những yếu tố khác dẫn đến giá thành cao không thể cạnh tranh.
Lộ trình tiếp theo là họ đến công ty trong khu công nghiệp Đồng
Văn gần đó. Họ đã tìm được doanh nghiệp trên trang vàng, nhưng đến nơi doanh
nghiệp không tiếp đón với lý do giám đốc đi vắng, mặc dù trước đó đã liên hệ hẹn
trước và trên đường đi còn gọi cho họ, được họ xác nhận lịch hẹn . Người mua hàng
thất vọng bỏ về vì có lẽ ngành nghề đó trước kinh doanh, giờ đã đóng cửa.
(hình, sựu tập trên mạng internet)
Rõ ràng
trên con đường đi tìm nguồn hàng để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là
một cuộc hành trình khó khăn. Thứ nhất: lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nó không chỉ nằm ở nhà
cung cấp của doanh nghiệp đó mà nó phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng của cả
một quốc gia. Ở đây nó không chỉ dừng lại ở vi mô doanh nghiệp mà nó nằm ở
tầm hoạch định chuỗi cung ứng của quốc gia. Sản xuất nhỏ lẻ và thủ công của chúng
ta khó lòng cạnh tranh với sản xuất hàng loạt từ Trung Quốc, đòi hỏi nhà cung cấp
của chúng ta trong việc thay đổi công nghệ bắt kịp với xu hướng thị trường khách
hàng. Thứ hai: vấn đề ở chỗ nhà cung cấp
rất khó tự cải tiến, người mua hàng đóng vai trò rất lớn trong cải tiến. Vì
hơn 50% chi tiêu của người mua hàng nằm ở nhà cung cấp, nếu anh muốn có lợi thế
cạnh tranh anh cần đầu tư cải tiến cùng nhà cung cấp, thực tế bài toán đó là
thay vì cải tiến nhà cung cấp Việt Nam thì tôi đi nhập khẩu từ nước khác về phân
phối cho nhanh. Lý do là công việc cải tiến vô cùng khó khăn, phải đầu tư công
nghệ, phải tốn nhiều vốn, phải có nguồn lực con người, phải mất nhiều thời gian…Hay
chính nguyên nhân sâu xa là trong cấu trúc
tổ chức của doanh nghiệp ta hiện nay chưa có chức danh mua hàng nên việc cải tiến
nhà cung cấp lầm vào bế tắc?
(1)
---
28/12/2017
Tác giả: Ms Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng R&D VIC
---
KHÓA HỌC: KIỂM SOÁT MUA HÀNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
CHUYÊN ĐỀ: ĐÀM PHÁN MUA HÀNG TOÀN CẦU, LEVEL BASIC
LEVEL: BASIC
NGÀY HỌC: 27,28/01/2018
HỌC PHÍ: 4 TRIỆU
ĐỊA ĐIỂM: PHÒNG 505, TẦNG 5, KHU B, SỐ 39 TRẦN QUỐC THẢO, PHƯỜNG 6, QUẬN 3, HCM
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VIC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VIC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
https://www.facebook.com/groups/KiemSoatNoiBoVIC
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VIC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ):
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng):
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự):
Blog (chia sẻ kiểm soát cấu trúc tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát văn hóa tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát hoạch định):
Blog (học bổng kiểm soát):